Phần 2: Phác đồ điều trị bệnh lao

1. Chỉ định và phác đồ điều trị

a. Các thuốc chống lao thiết yếu

Chương trình Chống lao Việt Nam quy định 5 thuốc chống lao thiết yếu là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E). Thuốc cần phải bảo quản trong nhiệt độ mát, tránh ẩm. Chương trình Chống lao chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, liên tục thuốc chống lao có chất lượng.
b. Chỉ định và phác đồ điều trị lao

 Phác đồ IA: 2RHEZ/4RHE

– Hướng dẫn:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, E và Z dùng hàng ngày
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày.
– Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới người lớn (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).
Phác đồ IB: 2RHEZ/4RH

– Hướng dẫn:
Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, E và Z dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng gồm 2 loại thuốc là R và H dùng hàng ngày.
– Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới trẻ em (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng).

Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE

– Hướng dẫn: Giai đoạn tấn công kéo dài 3 tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 loại thuốc chống lao thiết yếu (SHRZE) dùng hàng ngày, 1 tháng tiếp theo với 4 loại thuốc (HRZE) dùng hàng ngày. Giai đoạn duy trì kéo dài 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng hàng ngày.
– Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, lao điều trị lại và các trường bệnh lao được phân loại là “khác” mà không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh.
2. Theo dõi điều trị

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm soát dùng thuốc, đánh giá đáp ứng lâm sàng, Xquang và tác dụng phụ của thuốc, và cần phải được xét nghiệm đờm theo dõi:

– Đối với thể lao phổi AFB( ): Cần phải xét nghiệm đờm 3 lần
Phác đồ 6 tháng: Xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6.
Phác đồ 8 tháng: Xét nghiệm đờm vào cuối tháng thứ 3, 5 ,7 (hoặc 8).
– Đối với thể lao phổi AFB(-):Xét nghiệm đờm hai lần ở cuối tháng thứ 2 và 5.

3. Xử trí kết quả xét nghiệm đờm theo dõi

• Với PĐ I, đờm còn AFB( ) cuối tháng thứ 2, chuyển điều trị duy trì, làm xét nghiệm soi trực tiếp cuối tháng thứ 3. Nếu cuối tháng thứ 3 còn AFB( ), cần chuyển đờm làm Hain test, Xpert (hoặc nuôi cấy và KSĐ – Kháng sinh đồ).
• Với PĐ II, nếu AFB ( ) cuối tháng thứ 3 thì chuyển đờm làm Hain test, Xpert (hoặc nuôi cấy và KSĐ).
Cả PĐ I và II, nếu AFB( ) ở cuối giai đoạn tấn công thì vẫn chuyển điều trì duy trì mà không kéo dài tấn công thêm 1 tháng như trước đây.

• Lưu ý: ở bất kỳ thời điểm điều trị nào với thuốc chống lao hàng 1, khi xác định được chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc thì người bệnh cần được chỉ định PĐ IV.

4. Xử trí một số tác dụng phụ thuờng gặp

Tác dụng phụ của thuốc – Cách xử lý

  • Loại nhẹ:

– Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng (R): Sau bữa ăn buổi tối
– Đau khớp (Z): dùng Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không Steroid
– Cảm giác nóng bỏng ở chân (H): Pyridoxin 50 – 70 mg/ngày
– Nước tiểu đỏ hoặc da cam (R): Tiếp tục dùng
– Ngứa, phát ban ngoài da (S,H,R,Z): Ngừng thuốc, giải mẫn cảm và thử dùng lại.

  • Loại nặng:

– Sốc phản vệ (S): Ngừng S, thay bằng E, không dùng lại

– Ù tai, chóng mặt, điếc (S): Ngừng S, thay bằng E
– Xuất huyết da, thiếu máu tán huyết, suy thận cấp (R): Ngừng R, Không bao giờ dùng lại
– Giảm thị lực (trừ căn nguyên khác) (E): Ngưng E
– Vàng da, viêm gan (trừ căn nguyên khác) (Z,H,R): Ngừng thuốc chờ hết viêm gan, thử dùng lại H, R
– Sốc và purpura(viêm trợt da) (R): Ngừng Rifampicin
5. Đánh giá kết quả điều trị đối với lao phổi AFB( )
• Khỏi: Người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đờm âm tính tháng cuối cùng và ít nhất 1 lần trước đó.• Hoàn thành điều trị: Người bệnh điều trị đủ thuốc, đủ thời gian nhưng không xét nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm một lần âm tính từ tháng thứ 5.

 • Thất bại: Người bệnh xét nghiệm đờm còn AFB( ) hoặc AFB( ) trở lại từ tháng thứ năm trở đi, hoặc có kết quả xác định chủng vi khuẩn kháng đa thuốc bất kỳ thời điểm nào.
• Bỏ điều trị: Người bệnh bỏ thuốc lao liên tục trên hai tháng trong quá trình điều trị.

• Chuyển đi: Người bệnh được chuyển đi nơi khác điều trị và có phản hồi. Nếu không có phản hồi coi như người bệnh bỏ trị.

• Chết: Người bệnh chết vì bất cứ căn nguyên gì trong quá trình điều trị lao.

• Không đánh giá: Những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì lý do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị (ví dụ: thay đổi chẩn đoán khác).
Đối với người bệnh lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi, kết quả điều trị sẽ được đánh giá như trên nhưng không có kết quả khỏi.

Đến đây bạn đọc đã biết cơ bản những thông tin:
1. Phác đồ điều trị bệnh lao: Cho người lớn mới mắc (IA), Cho trẻ em và người đã điều trị 1 tháng (IB), và cho trường hợp lao tái phát (phác đồ II)
2. Xử trí kết quả xét nghiệm đờm theo dõi
3. Xử trí tác dụng phụ thường gặp.
Chi tiết việc nhận thuốc, uống thuốc, hàm lượng các thành phần… chúng tôi sẽ cung cấp cho đọc giả trong phần 3 của chương trình phòng chống lao quốc gia. Trong bài viết có nhiều thuật ngữ chuyên môn, phần nào chữa rõ, quý vị cứ đặt câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong vòng 24h!

Theo: Vũ Phong

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x