Cơ chế ho ra máu:
– Do vỡ, loét, thủng, rách thành mạch.
– Rối loạn chức năng tuần hoàn động mạch phế quản
- Phì đại, tăng sinh, tăng áp lực động mạch phế quản
- Tăng số lượng, khẩu kính các nhánh nối động mạch phế quản và động mạch phổi, hình thành đám rối mạch xung quanh phế quản, phình động mạch tĩnh mạch phổi, giả u mạch…
- Tăng tuần hoàn đến phổi, sung huyết mạch phổi – phế quản
- Rối loạn vận mạch phổi – phế quản dẫn đến hồng cầu thoát mạch
- Tổn thương mạch phổi
- Tắc mạch phổi, nhồi máu phổi
- Tăng tính thấm thành mạch
Các rối loạn trên không đơn độc mà chúng thường phối hợp với nhau.
Triệu chứng lâm sàng
– Triệu chứng báo hiệu: cảm giác khó chịu, hồi hộp, cảm giác nóng ran sau xương ức, khó thở, khò khè, lợm giọng, ngứa cổ họng, có vị máu trong miệng, họng sau đó ho khạc, trào, ộc máu từ đường hô hấp dưới ra ngoài.
– Ho ra máu: máu lúc đầu đỏ tươi, có bọt, lẫn đờm, những ngày sau chuyển sang sẫm màu dần. Số lượng từ ít (vài ml/ngày), trung bình (vài chục đến vài trăm ml/ngày) đến nặng (trên 200ml/ngày).
– Triệu chứng thực thể: dấu hiệu suy hô hấp cấp, thiếu máu, dấu hiệu của bệnh lý nguyên phát (ung thư phồi, lao phổi, giãn phế quản)
Cận lâm sàng
Có thể làm các xét nghiệm sau:
– Chẩn đoán hình ảnh phổi: X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính phổi, chụp động mạch phế quản
– Xét nghiệm máu: huyết học, xét nghiệm hóa sinh
– Soi phế quản
– Xét nghiệm đờm
– Phản ứng Mantoux
– Xét nghiệm nước tiểu
Chẩn đoán
Dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng có thể chia ho ra máu thành 4 mức độ như sau:
– Ho ra máu nhẹ: ho ra máu ít, chỉ thành từng vệt trong chất khạc hoặc vài ml máu đến dưới 50ml/ ngày
– Ho ra máu trung bình: 50ml / ngày đến 200ml/ 1 lần ho
– Ho ra máu nặng: >200ml/ lần hoặc 500ml/ngày
– Ho ra máu tắc nghẽn:lượng máu ho ra bằng hoặc nhiều hơn ho ra máu nặng và có các dấu hiệu suy hô hấp cấp tính do tràn ngập máu phế nang và phế quản.
Chẩn đoán nguyên nhân:
– Lao phổi: dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (sốt kéo dài, ra mồ hôi đêm, thay đổi toàn thân với thể trạng nhiễm trùng, gầy sút), xét nghiệm tìm trực khuẩn lao trong đờm)
– Bệnh phổi không do lao: viêm phổi, áp xe phổi, bụi phổi, nấm phổi, …
– Bệnh phế quản: giãn phế quản, viêm phế quản cấp, dị vật phế quản
– Các bệnh tim mạch: tăng huyết áp, hẹp van hai lá, phù phổi cấp do suy tim trái…
– Bệnh toàn thân: bệnh sinh chảy máu, thể tạng chảy máu, rối loạn đông máu do thuốc chống đông,…
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
– Mọi bệnh nhân ho ra máu cần phải chuyển đến bệnh viện để dược làm các thăm dò chẩn đoán và điều trị sớm. Khi tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định cần làm sớm các thăm dò chần đoán và điều trị vì ho ra máu có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
– Muốn điều trị ho ra máu có kết quả phải đồng thời điều trị cầm máu và phát hiện điều trị nguyên nhân
– Hồi sức đảm bảo thông khí phế nang, cung cấp đủ oxy, bồi phụ dịch tuần hoàn bị mất.
Phác đồ xử trí theo mức độ ho ra máu
1. Ho ra máu nhẹ
– Morphine 10mg tiêm dưới da
– Nội tiết tố thùy sau tuyến yên: 5 UI pha 5ml huyết thanh – tiêm tĩnh mạch chậm
– Adrenoxyl 50mg/ ống × 1-2 ống tiêm dưới da hay tiêm bắp.
2. Ho ra máu mức trung bình
– Morphin 10mg tiêm dưới da
– Nội tiết tố thùy sau tuyến yên 5-20UI pha trong 500ml huyết thanh sinh lý truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
– Adrenoxyl 50mg/ ống × 2-4 ống tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.
– Bồi phụ khối lượng tuần hoàn, cân bằng điện giải bằng truyền máu và truyền dịch.
3. Ho ra máu nặng
– Khai thông đường hô hấp đảm bảo thông khí phế nang
– Thuốc: Morphine, atropin, nội tiết tố thùy sau tuyến yên, một hoặc nhiều lần/ ngày.
– Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn, điện giải
4. Ho ra máu tắc nghẽn:
– Xử trí như ho ra máu nặng
Điều trị nguyên nhân
1. Lao phổi
– Dùng thuốc chống lao theo phác đồ chống lao của Tổ chức Y tế Thế giới
– Ngoại khoa: cắt phổi, cắt thùy phổi, kết hợp với thuốc chống lao khi có chỉ định
2. Viêm phổi, viêm phế quản: dùng kháng sinh
3. Ung thư phế quản: cắt bỏ khối u nếu có chỉ định mổ, nếu không mổ được có thể dùng hóa chất chống ung thư, xạ trị.
4. Tắc động mạch phổi: heparin, thuốc chống đông kháng vitamin K
5. Phù phổi cấp: thuốc lợi tiểu, trợ tim
Ho ra máu là một cấp cứu nội khoa. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân ho ra máu cần ngay lập tức đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển bệnh nhân cần lưu ý để bệnh nhân nghỉ tuyệt đối, tránh vận động lồng ngực mạnh. Việc điều trị phải đặc biệt lưu ý đến việc đảm bảo khai thông đường thở. Đối với những trường hợp ho ra máu nặng, cần có can thiệp sớm kết hợp các chuyên khoa để có thể cứu sống người bệnh.
Theo: Mai Lan
[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]
Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan