Thực trạng bệnh lao
Bệnh lao đã và đang xuất hiện ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày nay bệnh lao đang có dấu hiệu quay trở lại và trở thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Có khoảng 1.86 tỷ người đã nhiễm lao (có vi khuẩn lao trong cơ thể) chiếm 1/3 dân số thế giới. Mỗi năm có khoảng 8-9 triệu người mắc lao mới và 02 triệu người chết do lao. Việt nam xếp thứ 22 về số lượng bệnh nhân lao, mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân lao mắc mới, gây chết 8.000 – 10.000, biến lao trở thành một trong số những bệnh nguy hiểm nhất ở nước ta. Đặc biệt khả năng lây lan từ bệnh nhân ra người nhà và ra cộng động, chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tình trạng lao kháng thuốc ngày càng phổ biến và thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS chưa được kiểm soát càng làm cho bệnh lao diễn biến phức tạp, khó đánh giá.

Bệnh lây nhiễm nhanh nhất
Lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi người lao phổi ho, khạc có khoảng 3500 hạt chứa trực khuẩn lao có thể lây nhiễm bắn ra môi trường bên ngoài. Các hạt này lơ lửng trong không khí trung bình là 2 giờ. Khi hắt hơi số hạt đó lên tới 1.000.000 hạt ( gấp 300 lần khi ho). Người bình thường hít phải sẽ bị nhiễm khuẩnlao. Khi sức đề kháng suy yếu gặp trong trường hợp: Kém dinh dưỡng, sống môi trường ẩm thấp thiếu thốn vật chất, thường xuyên thức khuya xem bóng đá, chơi game…, lao động vất vả, hút thuốc lá, mắc các bệnh mạn tính, người cao tuổi, người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tại nhà máy, xí nghiệp…hậu quả là hệ miễn dịch suy giảm làm cho vi khuẩn lao có sẵn trong cơ thể phát triển gây bệnh.

 Khám lao tại cơ sở y tế

Dấu hiệu của bệnh lao

Các triệu chứng hô hấp :
Ho và khạc đờm kéo dài
Ho ra máu
Đau ngực
Khó thở Ho, sốt kéo dài có thể là dấu hiệu của lao

 

Các triệu chứng toàn thân :
Sốt và vã mồ hôi trộm
Sút cân
Mệt mỏi
Kém ăn

Phác đồ điều trị lao
Tất cả các thể lao được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu. Với điều kiện phải trị bệnh lao một cách đầy đủ và nghiêm túc: Đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến chất lượng thuốc mới tránh khỏi kháng thuốc của vi khuẩn lao.

Việc điều trị theo phác đồ của chương trình phòng chống lao quốc gia, bệnh nhân lao phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị : Men gan tăng, chán ăn, cơ thể suy nhược, gầy gò, suy giảm chức năng miễn dịch… do đó bên cạnh tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng góp phần quan trọng trong việc đẩy lui bệnh lao. Đặc biệt là vấn đề phòng bệnh tái phát cũng như phòng lao bệnh cho đối tượng nhiễm lao đóng vai trò quyết định đến chiến lược kiểm soát bệnh lao trong cộng đồng.

Vấn đề phòng bệnh lao hiện nay?
Những đối tượng: Y, bác sĩ điều trị lao và đặc biệt là là người nhà của bệnh nhân luôn phải sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, vấn đề dự phòng lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh luôn là một thách chưa có lời giải đáp hiện nay khi mà vaccine và việc đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với bệnh nhân…không mấy tác dụng trong phòng lao hiệu quả! Bệnh lao trở thành nỗi ám ảnh không những ở bệnh nhân đang điều trị, đã từng mắc lao cả ở người thân trong gia đình cũng như người đã từng tiếp xúc với mầm bệnh.

Phòng chống lao là trách nhiệm của toàn xã hội Phòng bệnh lao như thế nào để đạt được hiệu quả vẫn là thách thức không hề nhỏ đối với toàn xã hội.

Lê Phương

[contact-form-7 id=”480″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

 

 

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn Thanh binh
Nguyễn Thanh binh
4 years ago

Tôi thấy hơi bị tuc ngực có phải là bị bệnh lao kg nếu bị thi uống bao nhiêu hop moi khoi hoàn toan

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x